Trang

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Một số cách giải bài tập hóa học 9

1.Dạng toán xác định số dư:
Bước 1: Viết PTHH
Bước 2: Tìm số mol của 2 chất phản ứng
Bước 3: So sánh tỉ lệ số mol của 2 chất (số mol của chất nào lớn hơn thì chất đó dư)
Bước 4: Tính toán còn lại dựa vào chất không dư
2.Dạng toán hỗn hợp:
a.Giải theo khối lượng:
Bước 1: Gọi x là khối lượng của 1 chất có trong hỗn hợp ( mchất còn lại = mhỗn hợp - x )
Bước 2: Lập PTHH
Bước 3: Vận dụng PTHH để đưa ra phương trình theo ẩn x và tìm x
b.Giải theo số mol:
Bước 1: Gọi x,y,... là số mol của các chất có trong hỗn hợp ban đầu
Bước 2:Viết PTHH
Bước 3: Dựa vào những số liệu mà đề bài cho để tính toán và đưa ra các phương trình liên quan tới các ẩn x,y,.. ( nếu gọi bao nhiêu ẩn thì phải có bấy nhiêu phương trình)
Bước 4: Giải các phương trình để tìm các ẩn
3.Dạng toán tăng giảm khối lượng:
Bước 1:Gọi x là số mol của kim loại phản ứng
Bước 2: Viết PTHH
Bước 3: Ta có:
MKL tăng = mKL sinh ra – mKL phản ứng ( hoặc ngươc lại mKL giảm =mKL phản ứng – mKL sinh ra )
Bước 4: Tính toán số mol của chất kia dựa trên chất đã biết
4.Dạng xác định KL hay hợp chất:
Bước 1: Gọi KL hay công thức của hợp chất cần tìm
Bước 2: Gọi x la số mol hay khối lượng mol của KL
Bước 3: Thiết lập tỉ số mol hay khối lượng theo PTHH
Bước 4: Trường hợp đề bài chưa cho hóa trị của nguyên tố : lập bảng tim mối quan hệ giữa hóa trị và khối lượng mol

5. Dạng oxit axit:
    a) CO2  và NaOH :
          Cho  từ từ khí CO2 (SO2) vào dung dịch NaOH (hoặc là KOH) thi có phản ứng xảy ra:                       CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O                       (1)
           Sau đó khi nCO2 = nNaOH thì có phản ứng
                            CO2 + NaOH à NaHCO3                                   (2)
       Hướng giải:
  • -Xét tỉ lệ số mol để viết PTHH : đặt T= nNaOH : nCO2
  • Nếu T ≤ 1 thì có phản ứng (2) tạo muối axit và có thể dư CO2
  • Nếu T ≥ 2 thì có phản ứng (1) tạo muối trung hòa và có thể dư NaOH.
  • Nếu 1< T >2 thì có cả 2 phản ứng trên (1), (2) tạo 2 muối hoặc có thể viết như sau:
C1 : CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O
       CO­2 + H2O + Na2CO3 à NaHCO3
C2 : CO2 + NaOH à NaHCO3
       NaOH(dư) + NaHCO3 à Na2CO3 + H2
  b)CO2 (SO2) và Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2):
      Cho từ từ khí CO2 (SO2) vào dung dịch Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) thì có các phản ứng xảy ra:
                Phản ứng ưu tiên tạo ra muôi trung hòa trước :
                               CO2 + Ca(OH) à CaCO3 + H2O             (1)
                Sau đó khi số mol của CO2 bằng 2 lần số mol của Ca(OH)2 thi có phản ứng
                               2CO2 + Ca(OH)2 à Ca(HCO3)2                  (2)
Hướng giải:
  • Xét tỉ lệ số mol  để viết PTHH xảy ra, đặt T= nCO2 : nCa(OH)2
  • Nếu T ≤ 1 thì có phản ứng (1) và có thể dư Ca(OH)2
  • Nếu T ≥ 2 thì có phản ứng (2) và có thể dư CO2
  • Nếu 1< T >2 thì có cả 2 phản ứng trên (1), (2) thì có cả 2 pt trên
                           CO2 + Ca(OH) à CaCO3 + H2O
                           2CO2 + Ca(OH)2 à Ca(HCO3)2  
             Hoặc có thể viết
                           CO2 + Ca(OH) àCaCO3 + H2O
                           CO2 + H2O + CaCO3 à Ca(CO3)2
 Hoặc dựa vào số mool CO2 và Ca(OH)2 hoặc số mol CaCO3 để lập pt và giải. Đặt ẩn x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 tạo thành sau phản ứng.
5.Phương pháp ghép ẩn số:
Bước 1: Viết PTHH
Bước 2: Dựa vào dữ kiện bài toán lập phương trình và tách nhóm ẩn để thế.
6. Giải theo định luật bảo toàn khối lượng ( ĐLBTKL):
Khối lượng hỗn hợp chung và chưa biết chất gì nhưng có số mol 1 chất cụ thể
Bước 1: Viết các PTHH xảy ra.
Bước 2: Gọi x, y là số mol các chất có trong hỗn hợp.
Bước 3: Tính số mol chất cụ thể.
Bước 4: Suy số mol tương quan từng chất có trong PT.
Bước 5: Áp dụng ĐLBTKL để tính.

7.Tự chọn lượng chất (dấu hiệu chỉ cho C% hoặc khối lượng dung dịch vừa đủ):
Bước 1:  Viết PTHH xảy ra.
Bước 2: Gọi x,y lân lượt là số mol chất phản ứng.
Bước 3: Bám theo C% sau để lập PT toán học
                       KHI GIẢI CẦN LƯU Ý NHŨNG ĐIỂM SAU:
*Khi chia ra 2 phần bằng nhau thì số mol chia làm 2 phần bằng nhau và khối lượng cũng vậy.
*Al và Fe không phản ứng với HNO3 đặc và H2SO4 đặc nguội
*Khi phản ứng với H2SO4 đặc  thì kim loại cho ra có hóa trị lớn nhất.
Chú ý: Trong quá trình làm bài các bạn cứ tính toán hết những dữ kiện đã cho trong đề bài chứ đừng có bỏ. Mỗi lần tính toán thì bạn sẽ cộng 0.25 điểm vì thế đừng bỏ nhen.
Nếu các bạn thấy thiếu sót chỗ nào thì đóng góp zum` nhen .THANKS nhju`.